Tham gia chiến đấu Học_viện_Hải_quân_(Việt_Nam)

Trường Sa 1988

Giữa năm 1987, tình hình quần đảo Trường Sa ngày càng căng thẳng. Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc tăng cường thăm dò, xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam mặc dù chính phủ Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Trước tình hình đó, nhà trường đã giáo dục nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa với tinh thần sẵn sàng đi làm nhiệm vụ khi có lệnh.

Đầu năm 1988, nhà trường được lệnh chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Ngày mùng 3 Tết Mậu Thìn, 4 sĩ quan Phạm Hồng Thuận. Nguyễn Lương Trí, Phạm Phúc LộcHồ Ngọc Lĩnh được điều về tăng cường cho Sở Chỉ huy Chiến dịch CQ-88 tại Cam Ranh. Ngày mùng 5 Tết Mậu Thìn tàu HQ-652 của nhà trường lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ đảo. Ngày 25 tháng 2 năm 1988, hai bác sĩ Trần Quang VinhNguyễn Ngọc Thạch được điều về tăng cường cho Lữ đoàn 146. Ngày 3 tháng 3 năm 1988, Tư lệnh Hải quân ra quyết định số 12/QĐ điều 800 cán bộ, học viên chiến sĩ của nhà trường sẵn sàng đi làm nhiệm vụ chiến đấu.

Nhà trường được giao thêm nhiệm vụ chính trị là chuyển tải hàng ra đảo xây dựng trận địa và tăng cường lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Các sĩ quan Hồ Sĩ Đác, Nguyễn Văn Trí, Trần Quang Khuê được điều về tăng cường cho đơn vị chiến đấu. Tàu HQ-653 được lệnh đi làm nhiệm vụ bảo vệ đảo.

Một số cán bộ chủ trì như Hiệu trưởng Trần Doãn Oánh, phó chủ nhiệm chính trị Lê Thiết Thực, trưởng khoa hàng hải Lê Đình Tường đã xuống tàu đi những chuyến đầu tiên để rút kinh nghiệm chỉ đạo.

Ngày 21 tháng 3 năm 1988, đội chuyển tải tàu Thuận An 02 do Đại úy Dương Kim Tịnh là đội trưởng, Đại úy Lê Văn Định làm đội phó cùng học viên hai lớp H 31 và KH 5 chở hàng đi đảo Tiên Nữ đã xuất phát mở màn cho chiến dịch CQ-88. "Tất cả cho Trường Sa, tất cả vì Trường Sa" đã trở thành khẩu hiệu hành động của mọi cán bộ, học viên. Nội dung, chỉ tiêu thi đua "giải phóng hàng nhanh, quay vòng tăng chuyến", "người chờ tàu, không để tàu chờ người" đã tạo nên không khí thi đua giữa người đi chuyển tải và người phục vụ, năng xuất chuyển tải ngày càng cao, có chuyến đạt 3,5 tấn/người/ngày. Nhiều cán bộ, học viên đã xung phong tham gia 3 đến 4 chuyến chuyển hàng ra đảo. Đến tháng 8 năm 1988 đã có 1157 lượt cán bộ, giáo viên, học viên, chiến sĩ tham gia 31 đội chuyển tải. Năm 1988 nhà trường đã chuyển được 23.087 tấn vật tư hàng hóa từ tàu lên 7 đảo an toàn. Cán bộ, giáo viên Khoa Hàng Hải (đ/c Trần Ngọc Thuynh, Hoàng Quan phú...), Khoa Chiến Thuật (đ/c Nguyễn Xuân Thủy, Vũ Ngọc Dương)đã tham gia làm hoa tiêu cho tàu của các địa phương chở hàng đi Trường Sa an toàn.Trong trận chiến đấu vào rạng sáng 14 tháng 3 năm 1988, tại đảo Gạc Ma, 2 học viên thực tập lớp KH4 của trường là Kiều Hồng LậpNguyễn Bá Cường đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trên tàu HQ - 604.

Tháng 2 năm 1989, mạn Nam quân cảng Nha Trang đã được sửa chữa xong và đưa vào sử dụng bốc xếp hàng ra đảo trong chiến dịch CQ-89.

Bảo vệ chủ quyền biên giới Tây Nam

Tháng 1 năm 1979, xảy ra sự kiện biên giới Tây-Nam, nhà trường cử 176 học viên khóa 20 đến Lữ đoàn 171 vừa thực tập vừa tham gia chiến đấu. Học viên khóa 20 trong đội hình lữ đoàn 171 đã chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ; các học viên đã hy sinh trong trận này là: Nguyễn Duy Tiến, Trần Anh Linh, Nguyễn Tiến Sâm, Nguyễn Huy Hoàng,...